Trang Chủ Mới Diễn đàn HỌC TIẾNG NHẬT BẢN Kinh nghiệm, phương pháp học tiếng Nhật Học 214 bộ thủ tiếng Nhật chỉ trong một ngày phần 1

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3947
    dichthuat
    Quản lý

    Học 214 bộ thủ tiếng Nhật chỉ trong một ngày
    Khi học Kanji, việc học bộ thủ rất quan trọng. Nếu học được toàn bộ bộ thủ, chúng ta có thể dễ dàng nhớ được các chữ kanji. Một lần tình cờ mình kiếm được cách học bộ chủ qua một bài thơ, gần giống lục bát trên trang web học tiếng trung.

    Chỉ cần đọc vài lần là nhớ được hết những bộ chủ yếu. Tuy nhiên có một số tên bộ, cách viết không giống với tiếng Nhật lắm, nhưng cũng có thể kiểm tra lại được. Mong sẽ giúp ích các bạn nhiều trong việc học tiếng Nhật.

    Học 214 bộ thủ tiếng Nhật chỉ trong một ngày

    10 câu đầu gồm 32 bộ:
    木 – 水 – 金
    火 – 土 – 月 – 日
    川 – 山 – 阜
    子 – 父 – 人 – 士
    宀 – 厂
    广 – 戶 – 門 – 里
    谷 – 穴
    夕 – 辰 – 羊 – 虍
    瓦 – 缶
    田 – 邑 – 尢 – 老
    1. MỘC (木) – cây, THỦY (水) – nước, KIM (金) – vàng
    2. HỎA (火) – lửa, THỔ (土) – đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) – trời
    3. XUYÊN (川) – sông, SƠN (山) – núi, PHỤ (阜) – đồi (1)
    4. TỬ (子) – con, PHỤ (父) – bố, NHÂN (人) – người, SỸ (士) – quan (2)
    5. MIÊN (宀) – mái nhà, HÁN (厂) – sườn non (3)
    6. NGHIỄM (广) – hiên, HỘ (戶) – cửa, cổng – MÔN (門), LÝ (里) – làng
    7. CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang
    8. TỊCH (夕) – khuya, THẦN (辰) – sớm (4), Dê – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – hùm
    9. NGÕA (瓦) – ngói đất, PHẪU (缶) – sành nung
    10. Ruộng – ĐIỀN (田), thôn – ẤP 邑 (5), què – UÔNG (尢), LÃO(老) – già
    Ghi chú :
    Những chữ viết Hoa là âm Hán việt, những chữ viết thường là nghĩa.
    Vd: Mộc 木 – cây, tức là chữ Mộc 木 nghĩa là cây cối.(Thực ra mộc là gỗ)
    THỦY 水 – nước, tức là chữ THỦY 水 có nghĩa là nước. v.v…
    Giải thích :
    1,2: nói đủ thất diệu (mặt trăng, mặt trời và 5 ngôi sao trong hệ mặt trời Kim, mộc , thuỷ, hoả , thổ)-tức là nói về Thiên.
    3,4: nói về Địa và Nhân (các thứ trên mặt đất, và các dạng người)
    5,6: những khái niệm do con người tạo ra, sử dụng, cư trú.
    7,8: nói về thời hồng hoang, ở trong hang núi, bắt đầu có khái niệm về buổi sáng , buổi tối, cũng như thiên địch (hổ) và thức ăn (dê). Người TQ cổ đại nuôi dê rất sớm. thực ra Dương = cừu.
    9,10: 2 câu cuối nói về thời kỳ đã tìm ra lửa, biết nung ngói. nung gốm sứ. Làm ruộng, đời sống con người tốt hơn, nâng cao tuổi thọ, nên có chữ Lão = người già.
    Phụ chú :
    (1).Phụ nghĩa gốc là quả đồi đất, thường dùng trong các chữ Hán chỉ địa danh.
    (2).Sỹ là người có học, ở đây vì bắt vần, nên tôi cho Sỹ = quan lại. Vì chỉ có người có học mới có thể làm quan.
    (3)Hán nghĩa gốc là chỗ sườn núi(non) rộng rãi, dùng để làm nơi sản xuất, vì vậy mà người ta mới lấy nó làm chữ Chang3(công xưởng)
    (4).Chữ Thần nghĩa là Thìn (1 trong 12 con giáp),cũng có nghĩa là ngày giờ (vd: cát nhật lương thần = ngày lành giờ tốt).Cổ văn dùng giống như chữ 晨 là buổi sớm, ở đây vì bắt vần, tôi cho Thần = buổi sớm.
    (5).Chữ Ấp nghĩa là đất vua ban, nhưng người vn ở miền nam thường dùng chữ Ấp với nghĩa là 1 khu vực, 1 thôn làng, vì vậy tôi cho thôn = Ấp.
    Câu 11-20 gồm 31 bộ:
    廴 – 辶
    勹 – 比 – 廾
    鳥 – 爪 – 飛
    足 – 面 – 手 – 頁
    髟 – 而
    牙 – 犬 – 牛 – 角
    弋 – 己
    瓜 – 韭 – 麻 – 竹
    行 – 走 – 車
    毛 – 肉 – 皮 – 骨
    Đọc là :
    11. DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 – đi xa (1)
    12. BAO 勹 – ôm, TỶ 比 – sánh, CỦNG 廾 – là chắp tay (2)
    13. ĐIỂU 鳥 – chim, TRẢO 爪 – vuốt, PHI 飛 – bay
    14. TÚC 足 – chân, DIỆN 面 – mặt, THỦ 手 – tay, HIỆT 頁 – đầu (3)
    15. TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu (4)
    16. NHA 牙 – nanh, KHUYỂN 犬 – chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 – sừng
    17. DỰC 弋 – cọc trâu, KỶ 己 – dây thừng (5)
    18. QUA 瓜 – dưa, CỬU 韭 – hẹ, MA 麻 – vừng (6), TRÚC竹 – tre
    19. HÀNH 行 – đi, TẨU 走 – chạy, XA 車 – xe
    20. MAO 毛 – lông, NHỤC 肉 – thịt, Da 皮 – Bì, CỐT 骨 – xương.
    Giải thích :
    11,12: nói về các động tác của con người (chân và tay)
    13: nói đến loài chim
    14: có tính biền ngẫu : Túc, Diện, Thủ, Hiệt- Thủ //Túc ; Diện//Hiệt. (chân &tay, đầu & mặt)
    15: nối tiếp chữ Hiệt = đầu người (nên có tóc , có râu)
    16: có tính biền ngẫu: Nha,Khuyển, Ngưu, Giác(có răng nanh nhọn, Trâu có sừng cong) Đồng thời Trâu, cũng là 2 con vật đi đôivới nhau. (Ngưu thực ra là bò, trâu là shuiniu)
    17: có tính nối liền: Cọc trâu, Dây thừng (cọc buộc trâu ắt phải có dây thừng)
    18: nói về thực vật. Qua, Cửu, Ma, Trúc
    19: nói đến Giao thông, các từ đều nằm trong cùng trường nghĩa (đi lại)
    20: nói đến các bộ phận trên cơ thể. Mao, Nhục, Bì , Cốt. Đồngthời cũng có tính biền ngẫu. Mao đi với Bì(da & lông) Cốt đi với Nhục (xương & thịt).
    Phụ chú :
    (1)Hai bộ Dẫn, Sước có ý nghĩa rất rộng, thường chỉ về hành động, đặcbiệt là sự đi lại, ở đây tôi tạm dịch Dẫn=đi trong phạm vi gần, Sước=đi trong phạm vi xa. (Cũng là để cho bắt vần)
    (2) Bao = bao bọc, ôm ấp,bao che. Nên tôi viết Bao = ôm. Bỉ = sosánh. Bộ Củng có nghĩa là 2 tay chắp lại để nâng 1 vật nào đó , hoặcchắp tay lại. (Cổ văn vẽ bộ Củng là hình 2 bàn tay)
    (3) Bộ Hiệt vẽ cái đầu người . Chú ý phân biệt với bộ Thủ(vẽ đầu con thú, nghĩa gốc Thủ= đầu con thú- Lý Lạc Nghị)
    (4) Bộ Tiêu nghĩa là tóc dài, các chữ chỉ về râu tóc thường có bộnày. Bộ Nhi vốn là 1 chữ tượng hình, vẽ chòm râu dưới cằm (Lý LạcNghị). Sau này người ta giả tá (mượn chữ Nhi này để chỉ 1 nghĩa khác).Cho nên ngày nay bộ Nhi trở thành 1 hư tự trong tiếng Hán.Trong 1 vàichữ Hán có chứa bộ Nhi, bộ Nhi vẫn mang ý nghĩa là râu cằm.
    耐 (nhẫn nại, bị nhổ râu,đau, phải nhẫn nại),
    耍 (chơi đùa, đàn bà vốn ko có râu, thế mà bộ Nữ lại đi với bộ Nhi(râu).
    (5) Bộ Dực = cọc buộc mũi tên, hoặc súc vật. Ở đây tôi dịch là cọc buộc trâu, cũng chỉ là để liên tưởng mà thôi.
    Bộ Kỷ cũng là vẽ 1 sợi dây thừng(Lý Lạc Nghị) sau đó, người ta cũng giảtá nó làm 1 trong 10 thiên can. (vd: năm Kỷ mùi).Và còn giả tá làmnghĩa Kỷ= tôi, bản thân, mình.Nghĩa gốc của chữ Kỷ
    己là chữ Kỷ
    紀. Người nguyên thủy ghi nhớ bằng cách lấy 1 sợi dây thừng thắt lại nhiều nút. Mỗi nút là 1 sự kiện.
    (6) 芝麻
    Nghĩa là Vừng(hoặc Mè trongtiếng miền nam).Người miền nam VN gọi vừng là Mè vì họ bắt chước cách đọc chữ zhima của người Quảng đông.Bộ Ma còn có nghĩa là cây gai v.v

     

    xem thêm Học 214 bộ thủ tiếng Nhật chỉ trong một ngày Phần 2 tại đây

    – Dịch thuật Vạn Phúc – 

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.